Ghép cây mai chiếu thủy là một kỹ thuật quan trọng trong việc tạo ra những cây mai có hoa đẹp từ gốc ghép có bộ rễ tốt. Phương pháp này không chỉ giúp cải thiện hình dáng của cây mà còn nâng cao giá trị thẩm mỹ của cây mai. Dưới đây là 4 phương pháp ghép cây mai chiếu thủy đơn giản và hiệu quả mà bạn có thể tham khảo để áp dụng.

Như chúng ta đã biết, cây bonsai mai vàng thường chỉ xuất hiện vào dịp Tết xuân về. Vậy bạn có hiểu biết gì về cây hoa mai không? Đa phần sẽ không biết. Để hiểu rõ hơn về cây hoa mai, chúng ta cùng nhau tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!

Nguồn gốc của hoa mai

Cây mai có nguồn gốc từ Trung Quốc. Theo sách “Trân hương bảo ngự” của Phí Cung Ấn, đời Minh chép rằng: “Đắc Kỷ ái lãm hàn mai, Trụ tằng ngự tuyết đồng lãm chi.” Nghĩa là Đắc Kỷ thích ngắm hoa mai trong giá lạnh. Trụ vương thường đội tuyết cùng ngắm. Như vậy, cách đây đã hơn 3000 năm, cây mai đã có mặt trên đất nước Trung Quốc.

Người Trung Quốc vốn nặng tình với mai từ lâu lắm và xem Mai, Tùng, Cúc thuộc nhóm “Tuế tàn tam hữu.” Ý nói chịu được tuyết lạnh chẳng khác bật trượng phu khí tiết vững vàng, chịu được mọi nghịch cảnh và không bao giờ khuất phục bạo quyền. Yêu mai, người Trung Quốc xem hoa mai là quốc hoa, cũng như hoa đào là quốc hoa của người Nhật. Có lẽ vì vậy mà họ đặt tên cho mai khá cầu kỳ. Theo sách “Mai phổ,” thì loại hoa mai có sáu cánh tròn đẹp như hoa thủy tiên nên gọi là “Thủy tiên mai,” hoa có từng cặp gọi là “Uyên ương mai,” hoa màu đỏ hồng gọi là “Yên chi mai,” mai có đài hoa màu xanh đậm gọi là “Lục ngạc mai,” rồi “Hạc đình mai”... Nhưng tựu chung cũng nằm trong 4 loại chính: Bạch mai (sắc trắng như tuyết), Hồng mai (sắc hồng như máu), Thanh mai (sắc vàng tươi hay vàng đậm), còn có Mặc mai (màu đen hay tím đen, loại này không thấy trồng phổ biến).

Chuẩn Bị Dụng Cụ

Chọn gốc ghép: Lựa chọn gốc ghép khỏe mạnh với dáng đẹp. Vào khoảng tháng 11 đến tháng 12, cắt bỏ các cành nhỏ và tạo dáng theo ý muốn. Nếu không cần dáng gốc ghép, có thể cắt ngang thân cách mặt đất khoảng 15-20 cm. Tưới phân hữu cơ có pha B1 hoặc Atonic để kích thích sự phát triển của chồi non. Khi chồi non mọc ra (thường rất nhiều), ngắt bỏ những chồi mọc không đúng hướng và bón thúc cho chồi non phát triển mạnh. Khi chồi mới có đường kính khoảng 5mm thì có thể tiến hành ghép.

Chọn cành ghép: Lựa chọn những cành khỏe mạnh, không bị sâu bệnh, nằm ở vị trí đủ ánh sáng. Cành ghép không nên quá già cũng không quá non. Tốt nhất là cành có tuổi tương đương với mầm tại gốc ghép. Nếu lá đã rụng, cắt bỏ cuống lá. Kiểm tra xem vỏ và phần thân gỗ có dễ dàng tách rời không, nếu không thì ghép có thể không thành công.

Dụng cụ ghép cây mai chiếu thủy: Dao ghép cây sắc nhọn và băng keo quấn mối ghép.

====>> Xem thêm: Tìm hiểu hình ảnh hoa mai vàng đẹp nhất

No description available.

2. Các Phương Pháp Ghép Cây Mai Chiếu Thủy

Ghép áp: Phương pháp này dễ thành công vì cây mai dễ liền da. Đặt hai cây mai gần nhau, một cây có hoa đẹp và một cây có hoa xấu nhưng bộ rễ đẹp. Cạo vỏ của hai cây tại chỗ tiếp xúc, sau đó dùng dây buộc chặt lại. Không tưới ướt chỗ ghép. Sau 1-2 tháng, hai cây mai sẽ dính liền. Tiếp theo, cưa bỏ ngọn của cây mai có hoa xấu và phần gốc của cây mai có hoa đẹp để tạo thành một cây mai ghép mới.

Ghép chẻ ngọn: Phương pháp này có phần gỗ nên dính chắc hơn so với ghép áp. Đặt hai cây mai gần nhau, vót nhọn gốc ghép và chẻ hai ngọn cây mai có hoa đẹp. Đặt ngọn chẻ vào gốc ghép sao cho các mí vỏ cây mai vàng khủng miền tây khớp nhau, dùng dây quấn buộc chặt. Không tưới ướt chỗ ghép. Sau vài tháng, chỗ ghép sẽ liền da. Sau đó, cưa cắt gốc cây mai có hoa đẹp để hoàn thành cây mai ghép.

Ghép mắt (ghép bo – chồi ngủ): Đây là phương pháp ghép đơn giản và đẹp nhất cho cây mai. Chuẩn bị gốc ghép bằng cách cưa bỏ toàn bộ tàn nhánh, đợi chỗ cưa lên tượt non, chọn 3-4 tượt để làm gốc ghép. Khi tượt non lớn khoảng 0,5cm, chọn mắt ghép từ những cành giống đẹp, cắt thành hình chữ U rồi ghép vào gốc ghép. Quấn băng nylon để giữ chỗ ghép, không tưới ướt. Sau 15 ngày, nếu mắt ghép còn tươi và dính vào gốc, coi như thành công. Cắt bỏ phần còn lại của tượt gốc ghép khi chồi non phát triển.

Ghép xuyên thân: Dùng phương pháp này để ghép những nhánh thiếu hụt trên cây kiểng. Khoan lỗ xuyên qua thân cây tại chỗ thiếu nhánh, đặt nhánh ghép vào lỗ khoan. Quấn nylon để nhỏ nhánh ghép lại rồi luồn vào lỗ, buộc chặt và bôi keo mastic nếu cần. Để khoảng 2-3 tháng, khi chỗ ghép liền da, cưa từ từ nhánh ghép để trồng nơi khác. Nếu không có khoan, có thể đục một đường rãnh bên hông cây, chọn nhánh ghép vừa với rãnh và thực hiện tương tự.

Trên đây là 4 phương pháp ghép cây mai chiếu thủy đơn giản và hiệu quả. Hy vọng rằng các bạn sẽ áp dụng thành công và luôn theo dõi trang web của chúng tôi để cập nhật những thông tin bổ ích về kỹ thuật ghép cây và nhiều kiến thức khác nhé!

 

Liên Hệ ngay cho chúng tôi theo thông tin dưới đây:

Điện thoại/Zalo: 0905 888 999 – 0799 888 999 – 0888777777

Email: Vuonmaihoanglong@gmail.com

Facebook: Vườn mai Hoàng Long

Địa chỉ: Tân Thiềng, Chợ Lách, Bến Tre.